MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
QUY CHẾ ĐÀO TẠO
(Ban hành theo Quyết định số 174/QĐ-HVTP ngày 01/11/2010
của Giám đốc Học viện Tư pháp)
-------------------------------------
(Ban hành theo Quyết định số 174/QĐ-HVTP ngày 01/11/2010
của Giám đốc Học viện Tư pháp)
-------------------------------------
Quy chế
đào tạo của Học viện Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 174/QĐ-HVTP ngày 01/11/2010
của Giám đốc Học viện Tư pháp (sau đây gọi tắt là Quy chế 174). Quy chế 174 được ban hành dựa trên các văn bản pháp
lý của nhà nước, chủ yếu áp dụng theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày
26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại
học, cao đẳng chính quy và Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế học sinh, sinh viên các trường
đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
Quy chế
174 gồm 05 chương, 27 điều và 01 phụ lục. Trong phần này, chủ yếu chỉ nêu một
số nội dung cơ bản liên quan tới học viên các chức danh tư pháp đang đào tạo
tại Học viện Tư pháp, bao gồm:
1. Thời gian đào tạo (trích dẫn và phân tích Điều 7):
- Thời
gian đào tạo đối với một khóa đào tạo tùy theo quy định của từng chức danh đào
tạo (chẳng hạn, khóa đào tạo nghiệp vụ
xét xử (nguồn bổ nhiệm Thẩm phán) là 12 tháng; nghiệp
vụ Luật sư, nghiệp vụ Thi hành án, nghiệp vụ công chứng là 6
tháng; nghề Đấu giá là 3
tháng; nghiệp vụ Lý lịch tư pháp là
2,5 tháng…).
- Thời
gian tối đa để hoàn thành chương trình đối với một học viên (kể từ khi nhập học
đến khi nhận Chứng chỉ tốt nghiệp): Không kể khóa học
viên học, học viên được kéo dài thêm 02 khóa liên tiếp (chẳng hạn, học
viên học Luật sư khóa 11 sẽ được học tiếp khóa 12, 13. Đến khóa 13 mà học viên
chưa được tốt nghiệp thì học viên phải bắt đầu học mới từ đầu nếu có nguyện
vọng và nhu cầu).
Việc quy
định này được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Diện
bảo lưu: Học viên phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc; đi học tập
hoặc đi công tác ở nước ngoài; ốm đau phải điều trị dài ngày tại Bệnh viện;
hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn; bận công tác không thể bố trí thời gian
đi học được…;
+ Diện
học lại, thi lại tốt nghiệp: Học viên còn nợ một hoặc một số học phần phải học
lại với khóa học tiếp theo; học viên thi trượt tốt nghiệp khóa này phải thi lại
với khóa học tiếp theo.
2. Điều kiện dự thi học phần, thi tốt
nghiệp:
2.1. Điều
kiện dự thi học phần (trích dẫn và phân tích khoản 2 Điều 8):
Học viên không hội tụ đủ hai điều kiện hoặc thiếu một trong
hai điều kiện dưới đây sẽ không đủ điều kiện dự thi học phần:
- Về ý thức học tập: Lấy điểm kiểm tra thường xuyên
(10%) để đánh giá ý thức học tập và làm căn cứ để xét điều kiện dự thi học
phần. Học viên phải dự đủ hai bài kiểm tra/1 học phần,
nếu bị điểm 0 ở cả hai bài thì bị cấm thi lần 1 (chẳng hạn, bài thứ nhất
0 điểm vì nghỉ không phép hoặc không làm được bài và bài thứ 2 đạt 1 điểm trở
lên thì vẫn đủ điều kiện dự thi học phần; bài thứ nhất 0 điểm vì nghỉ không
phép, bài thứ 2 nghỉ có phép thì được kiểm tra lại, nếu đạt từ 1 điểm trở lên
thì đủ điều kiện dự thi học phần; bài thứ nhất và bài thứ hai nghỉ có phép thì
sẽ được kiểm tra lại, nếu một trong hai bài đạt 1 điểm trở lên thì vẫn đủ điều
kiện dự thi học phần; cả hai bài nghỉ không phép hoặc
không làm được bài bị hai điểm 0 thì bị cấm thi lần 1…).
- Về thời gian lên lớp: Học viên phải có mặt trên lớp từ 80%
thời gian trở lên/1 học phần, nếu không đạt sẽ bị cấm thi hoặc học lại
theo quy định cụ thể như sau:
Nghỉ không phép:
Từ 20,01%-29.99%
|
Bị
cấm thi lần 1, cho phép dự thi lần 2 cùng với những người hoãn thi hoặc
thi trượt học phần này
|
Nghỉ có phép: Từ 30,00%-39,99%
|
|
Nghỉ không phép:
Từ 30,00% trở lên
|
Bị
học lại
|
Nghỉ có phép: Từ 40,00%
trở lên
|
2.2. Điều kiện dự thi tốt nghiệp (trích dẫn khoản 1 Điều 9):
Học viên phải hội tụ đủ 4 điều kiện dưới đây sẽ được dự thi
tốt nghiệp:
- Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không bị kỷ luật
với mức đình chỉ học tập;
- Không còn học phần bị điểm dưới 5;
- Có bằng tốt nghiệp cử nhân (phù hợp theo quy định của pháp
luật đối với từng chức danh tư pháp);
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học
viện (nếu có).
3. Điểm học phần (trích dẫn khoản 1 Điều 8):
Điểm học
phần gồm 02 trọng số: Trọng số 10% (Điểm kiểm tra thường xuyên) và trọng số 90%
(Điểm thi kết thúc học phần) theo công thức sau:
TBCHP = 10%(KTTX) + 90%(Thi
KTHP)
Cả 02 loại điểm
trên đều phải tính đến 02 chữ số thập phân và sau khi cộng cả 02 loại đó mới
được làm tròn số lấy điểm nguyên (dưới 0,50 điểm làm tròn xuống, từ 0,50
điểm trở lên làm tròn 1,0 điểm).
4. Điểm trung bình chung học tập (trích
dẫn và phân tích khoản 1 Điều 21):
Tùy theo
quy định số học phần của từng chức danh tư pháp. Chẳng
hạn, Đào tạo nghiệp vụ Luật sư (như hiện nay) gồm 10 học phần: 1.HP LS&Nghề LS, 2.HP Hình sự, 3.HP Dân
sự, 4.HP Hành chính, 5.HP KNTVPL&Hợp đồng, 6.HP Diễn án, 7.HP Tiểu luận, 8.HP
Tốt nghiệp Hình sự, 9.HP Tốt nghiệp Dân sự, 10.HP Tốt nghiệp KNTVPL&HĐ
được tính theo công thức dưới đây:
TBCHT =
|
[(HP1+…+HP7) x hệ số 1] + [(TN1+…+TN3) x
hệ số 2]
|
T (T là tổng hệ số)
|
5. Điểm trung bình chung toàn khóa học (trích dẫn và phân tích khoản 2,3 Điều 21):
-
Điểm trung bình chung toàn khóa học bao gồm: Điểm TBCHT và Điểm Rèn luyện được
gọi là Điểm trung bình chung mở rộng (viết tắt là Điểm TBCMR). Cụ thể như sau:
+ Điểm TBCHT: Là kết quả học tập toàn khóa
học được tổng hợp theo mục 4.
+ Điểm Rèn luyện: Là điểm đánh giá ý thức
học tập; rèn luyện đạo đức, tác phong trong sinh hoạt và học tập; thành tích
tham gia, đóng góp cho phong trào thi đua xây dựng Trường, Lớp. Đối tượng được
hưởng điểm rèn luyện bao gồm: Ban cán sự khóa, Ban cán sự lớp, Ban Chi ủy, Ban
Chấp hành Chi đoàn và các cá nhân học viên có thành tích xuất sắc. Mức thưởng điểm
Rèn luyện được quy định tại mục 7
dưới đây.
- Điểm TBCMR được tính theo công thức sau:
TBCMR = TBCHT + RL
6. Xếp loại kết quả học tập và hạng tốt nghiêp (trích dẫn
và phân tích khoản 4 Điều 21 và khoản 1 Điều 23):
- Xếp loại kết quả học tập: Kết quả học tập
toàn khóa học được căn cứ vào điểm TBCMR để xếp loại, trường hợp học viên không
có điểm Rèn luyện thì được lấy kết quả từ điểm TBCHT để xếp loại (Chẳng hạn,
một học viên có điểm rèn luyện và một học viên không có điểm rèn luyện thì kết
quả xếp loại của hai học viên này như sau:
TBCMR = 6,80 + 0,20 = 7,00
TBCMR = 6,75 + 0,00 = 6,75
Căn cứ vào kết quả của học viên đạt được
để phân loại như sau:
5,00 - 5,99 đạt loại Trung bình
6,00 - 6,99 đạt loại Trung bình khá
7,00 - 7,99 đạt loại Khá
8,00 - 8,99 đạt loại Giỏi
9,00 - 10,00 đạt loại Xuất sắc
- Xếp hạng tốt nghiệp: Căn cứ theo xếp
loại học tập trên thì hạng tốt nghiệp sẽ được ghi tương ứng trong Chứng chỉ tốt
nghiệp, trừ những trường hợp sau đây hạng tốt nghiệp sẽ bị thay đổi:
+
Hạng Xuất sắc và Giỏi sẽ bị giảm xuống một mức nếu có khối lượng của các học
phần phải thi lại vượt quá 5%/tổng số các học phần của khóa học; trong thời
gian học có vi phạm kỷ luật bị xử lý từ mức cảnh cáo trở lên.
+
Hạng Khá sẽ bị giảm xuống một mức nếu đã bị thi lại từ 02 học phần trở lên hoặc
trong thời gian học có vi phạm kỷ luật bị xử lý từ mức cảnh cáo trở lên.
+
Hạng Trung bình khá sẽ bị giảm xuống một mức nếu đã bị thi lại từ 03 học phần
trở lên hoặc trong thời gian học có vi phạm kỷ luật bị xử lý từ mức cảnh cáo
trở lên.
+
Thi lại tốt nghiệp, nếu đỗ thì chỉ được xếp hạng Trung bình.
7. Khen thưởng và kỷ luật (trích dẫn và phân tích khoản 1,2
Điều 24 và khoản 1-5 Điều 25):
7.1. Khen thưởng đối với cá nhân và tập
thể học viên:
- Khen thưởng đột xuất: Có thành tích đột
xuất trong từng mặt cần biểu dương kịp thời (Chẳng hạn, có hành động dũng cảm
cứu người; săn bắt cướp; có hành vi, cử chỉ đẹp được coi là tấm gương cho mọi
người noi theo; có những ủng hộ, đóng góp vật chất thể hiện tình nghĩa cao đẹp,
có ý nghĩa thiết thực được cơ quan, tổ chức thừa nhận; có đóng góp và đạt thành
tích trong các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao, cuộc thi hùng biện đạt
giải…).
- Khen thưởng định kỳ được tiến hành vào
cuối mỗi khóa học (gọi là khen thưởng tốt nghiệp):
+ Thưởng điểm Rèn luyện cho các cá nhân có
thành tích (được cộng vào điểm TBCHT), bao gồm: Thưởng 0,20 điểm đối với Trưởng
khóa, Lớp trưởng, Bí thư Chi bộ; thưởng 0,10 điểm đối với các Phó trưởng khóa,
Ủy viên khóa; các lớp phó; các Phó Bí thư chi bộ.
+ Tặng Giấy khen và thưởng bằng hiện vật
cho học viên có kết quả học tập đạt từ loại Khá trở lên, Rèn luyện tốt và học
viên có thành tích trong phong trào thi đua "Xây dựng Trường, Lớp".
Cụ thể như sau:
Loại Khá: Giấy
khen + hiện vật (trị giá 200.000,0đ)
Loại Giỏi: Giấy
khen + hiện vật (trị giá 300.000,0đ)
Loại xuất sắc: Giấy khen + hiện vật (trị giá 400.000,0đ)
Phong trào: Giấy khen + hiện vật (trị giá 200.000,0đ)
+ Danh hiệu khóa, lớp học viên "Học
tập tốt, Rèn luyện tốt":
Tặng Giấy khen và thưởng bằng hiện vật cho
các khóa, lớp có tỷ lệ học viên đạt loại Khá từ 25% trở lên, trong đó có 10%
học viên đạt danh hiệu Xuất sắc và Giỏi, không có học viên yếu và bị kỷ luật
cao hơn mức cảnh cáo. Cụ thể như sau:
Tập thể lớp tiên tiến: Giấy khen + hiện vật (trị giá 300.000,0đ)
Tập thể lớp xuất sắc: Giấy khen + hiện vật (trị giá
500.000,0đ)
7.2. Kỷ luật đối với học viên:
- Trong kiểm tra và thi (HP+TN) nếu vi
phạm quy chế ở học phần nào thì sẽ bị xử lý kỷ luật đối với học phần vi phạm.
- Trong quá trình học nếu học viên vi phạm
sẽ bị xử lý theo các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ học
tập có thời hạn, buộc thôi học. Nếu tính chất và vụ việc nghiêm trọng, gây tác
hại lớn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Ngoài các hình thức xử lý kỷ luật, học
viên còn bị phạt Điểm Rèn luyện (tương ứng với mức Điểm thưởng) trừ vào Điểm
TBCHT toàn khóa học (Theo Quy chế số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
8. Một số nội dung quy định khác:
8.1. Quy định về thời gian lên lớp, thời
gian có mặt tại phòng thi:
- Đi học đúng giờ, có mặt trên lớp trước
giờ học 5'; không tự ý bỏ tiết/buổi học.
- Học viên phải có mặt tại phòng thi đúng
ngày, giờ quy định, nếu muộn qúa 15' sẽ không được dự thi.
8.2. Quy định về sử dụng điện thoại, máy
vi tính và các phương tiện thu phát sóng khác trong giờ học, kiểm tra, thi:
- Trong các buổi học không cấm sử dụng các
phương tiện trên, nhưng lưu ý điện thoại chỉ để ở chế độ "Rung".
- Trong các buổi kiểm tra, thi (HP+TN):
Cấm tuyệt đối không được sử dụng các phương tiện kể trên.
8.3. Quy định về trình bày giấy thi.
- Trình bày bài thi sạch sẽ, không viết,
vẽ bậy vào giấy thi; không làm nhàu nát hoặc gấp góc tờ giấy thi; không viết
bút chì, bút mực đỏ, không dùng bút xóa, không làm bài bằng hai thứ mực; không
được dùng các ký hiệu đánh dấu bài thi.
- Chỉ dùng dấu (-), dấu (+) để triển khai
các ý của các câu hỏi hoặc không nên dùng bất cứ dấu nào để tránh nhầm lẫn bị
coi là đánh dấu bài. Ngoài hai dấu kể bên (nếu dùng), không được dùng các dấu
hiệu khác (chẳng hạn như dấu * &
> < / # @ và các dấu khác chưa kể ra đây).
8.4. Quy định về phúc tra, phúc khảo bài
thi: Bài thi học phần và bài thi tốt nghiệp (là học phần cuối khóa có hệ số
cao) đều không có phúc tra, phúc khảo bài thi.
8.5.Quy định về nhận Chứng chỉ/Văn bằng
tốt nghiệp:
Việc nhận Chứng chỉ/Văn bằng tốt nghiệp
phải tuân thủ theo Quy chế Văn bằng/Chứng chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Người được cấp Chứng chỉ/Văn bằng tốt
nghiệp phải trực tiếp nhận và ký vào sổ nhận Chứng chỉ/Văn bằng;
- Người được cấp Chứng chỉ/Văn bằng tốt
nghiệp được ủy quyền cho người khác nhận thay và ký vào sổ nhận Chứng chỉ/Văn
bằng (nếu có Giấy ủy quyền hợp lệ theo quy định của pháp luật);
- Học viện Tư pháp không chuyển trả Chứng
chỉ/Văn bằng tốt nghiệp của học viên qua đường Bưu điện.
- Chứng chỉ/Văn bằng tốt nghiệp (chính
thức) chỉ cấp một lần, trong mọi trường hợp không cấp lại.
9. Các quy định khác:
9.1. Quy định về việc thu và sử dụng quỹ
lớp:
- Việc thu quỹ lớp do BCS lớp họp với tập
thể lớp để thống nhất, bàn bạc về mức thu sao cho phù hợp với hoàn cảnh chung
của mọi thành viên trong lớp. Việc thu quỹ lớp, Học viện không can thiệp, chỉ
định hướng nên có để chi cho các hoạt động chung của lớp.
- Việc sử dụng quỹ lớp:
+ Quỹ lớp nên dùng vào các việc sau: Phô
tô tài liệu (ngắn) cho các thành viên trong lớp; mua hoa nhân ngày 08/3, 20/10,
20/11, khai giảng, bế giảng (nếu có); thăm hỏi ốm đau thành viên trong lớp; làm
Kỷ yếu học viên; mua khung ảnh cho các thành viên trong lớp được khen thưởng;
chi các hoạt động khác của lớp…Mọi hoạt động chi của lớp phải đảm bảo tiết
kiệm, hiệu quả, thiết thực, tránh lãng phí.
+ Cấm sử dụng quỹ lớp sai mục đích, vụ lợi
cá nhân, tham ô công quỹ của lớp.
+ Cấm dùng quỹ lớp trong việc đưa/bỏ phong
bì cho giám thị coi thi, cán bộ/Tổ chấm bài thi.
9.2. Các quy định khác chưa nêu ra đây,
xin mời xem trong Phụ lục kèm theo của Quy chế này.
TL. GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG PHÒNG CÔNG TÁC HỌC VIỂN
TS. Trần Văn Bách
Bài viết được đăng bởi Hai Dzing.
Đăng nhận xét